Nguồn gốc các họ người Hoa Họ người Hoa

Tiên Tần

Trước thời Chiến Quốc (thế kỷ thứ V TCN), chỉ có các gia đình quyền thế và tầng lớp tinh hoa quý tộc mới có họ. Theo truyền thống lịch sử tính (姓) và thị (氏) có nhiều khác biệt. Tính được các bộ lạc quyền quý sở hữu. Về mặt tổng thể, các tính này có bộ thủ nữ (女), được xem như là chứng tích của xã hội mẫu hệ, được truyền theo dòng nữ. Một giả thuyết khác của nhà Hán học Léon Vandermeersch dựa trên các quan sát về sự thay đổi tự dạng trong giáp cốt văn từ thời nhà Thương tới thời nhà Chu. Có vẻ như bộ thủ nữ xuất hiện trong các chữ Hán tạo thành trong giai đoạn nhà Chu sau nhà Thương để chỉ tới các nhóm sắc dân hoặc bộ lạc. Với lối tạo chữ này, có lẽ người xưa muốn biểu đạt ý nghĩa "được mẹ sinh ra", khi ở xã hội mẫu hệ, đứa con sinh ra chỉ biết mặt người mẹ nhưng không chắc chắn về nhân thân người cha.[3] Tự hình chữ tính (姓) có thể phản ánh một điều hiện hữu là thời đại nhà Chu, ít nhất là ở thời kỳ đầu, chỉ nó nữ giới (những người vợ đến từ các bộ lạc khác nhau được gã vào họ nhà Chu) được gọi bằng tên bộ lạc mà họ sinh ra, trong khi nam giới được gọi bằng danh xưng hoặc thái ấp của họ.

Trước triều đại Nhà Tần (thế kỷ thứ III TCN), Trung Hoa là một chế độ phong kiến rộng lớn. Khi đó, thị, xuất hiện lần đầu vào thời nhà Chu, đánh dấu sự hình thành chế độ phụ hệ trong nền văn hóa Trung Hoa và cấu trúc xã hội trở nên phức tạp hơn. Cùng một tính sẽ có nhiều thị khác nhau, tức là, thị ra đời để đáp ứng nhu cầu phân biệt giữa những người chung một tính. Trong giai đoạn này, một người xuất thân quyền quý sẽ vừa mang thị vừa mang tính. Ví dụ, các vua và hoàng thân nước Trịnh vốn mang tính là (姬), sau lấy tên nước là Trịnh (鄭) làm thị của mình để phân biệt với những người cũng có tính là Cơ khác.[3]

Tần

Sau khi các tiểu quốc Trung Hoa được Tần Thủy Hoàng chinh phạt và thống nhất lại vào năm 221 TCN, các tầng lớp thấp hơn trong xã hội cũng từ từ được mang họ và sự khác biệt giữa tính và thị cũng mờ nhạt hẳn đi.

Nhiều thị vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Theo Giang Kháng Hổ (江亢虎), họ người Trung Hoa khởi phát từ 18 nguồn,[4] trong khi một số học giả khác cho rằng con số này là 24.[5] Nhiều họ gắn liền với triều đại đương quyền (tước hiệu và tên người lãnh đạo, tầng lớp quý tộc và triều đình), hoặc nhiều họ là các địa danh lãnh thổ, làng mạc, đô thị, kinh kỳ, tước hiệu quan lại hoặc nghề nghiệp, hoặc sự vật nào đó, hoặc được khởi phát từ tên của một thành viên trong gia đình hoặc thị tộc.[6]

Một số nguồn gốc

Dưới đây là một số nguồn gốc thường gặp:

  1. Tính: Các tính này được dùng để chỉ dòng chính hoàng tộc, với các dòng bàng hệ mà mỗi dòng sở hữu một thị khác nhau. "Thượng cổ bát đại tính" (上古八大姓) liệt kê các tính:
    1. Khương (姜) (dòng dõi Viêm Đế),
    2. (姬) (dòng dõi Hoàng Đế),
    3. Diêu (姚) (dòng dõi Ngu Thuấn),
    4. Doanh (嬴) (dòng dõi Thiếu Hạo),
    5. Tự (姒) (dòng dõi Hạ Vũ),
    6. Vân (妘) (dòng dõi Chuyên Húc),
    7. Quy (媯) (dòng dõi Ngu Thuấn) và
    8. Nhậm (妊) (dòng dõi Phục Hy) hoặc Cật (姞) (dòng dõi Hoàng Đế)
    Một số nguồn cho rằng Cật chứ không phải Nhậm mới là họ cuối cùng trong danh sách này.Trong các tính này, chỉ còn Khương và Diêu là còn tồn tại từ thuở mới hình thành đến thời đại ngày nay.
  2. Chiếu chỉ của Hoàng đế, như họ Quảng (鄺).
  3. Tên nước: Nhiều quý tộc lẫn bình dân chọn tên nước làm họ mình, vừa biểu thị lòng trung thành, vừa thể hiện tinh thần quốc gia dân tộc. Một số họ dạng này nằm trong những họ phổ biến nhất của người Hoa như: Triệu, Nguỵ, Tào, Chu, Tần, Hàn, Ngô, v.v...
  4. Tên thái ấp hoặc nơi bắt nguồn: Thái ấp thường được ban cho bàng hệ của giai cấp quý tộc và nó hiển nhiên trở thành một họ lót. Lấy một ví dụ là Minh Di, tức Âu Dương Đình Hầu (歐陽亭侯), mà các hậu duệ của ông đã lấy họ Âu Dương. Khoảng 200 họ dạng này đã được nhận dạng, thường là họ kép, nhưng chỉ còn vài họ còn tồn tại đến ngày nay.
  5. Tên tổ tiên: Như ví dụ vừa rồi, họ có nguồn gốc tổ tiên có thể liệt kê ra 500 tới 600 trường hợp, với khoảng 200 là các họ có 2 chữ. Thường tên chữ của tổ tiên sẽ được sử dụng là họ. Ví dụ, Viên Đào Đồ (轅濤塗) lấy chữ thứ hai trong tên chữ của ông mình Bá Viên (伯爰) làm họ. Một vài tước hiệu được ban cho tiền nhân cũng được nhiều lớp hậu bối lấy làm họ.
  6. Thứ bậc gia đình: Thời xưa, thứ bậc con trai trong gia đình người Hoa là Mạnh (孟) hoặc (伯), Trọng (仲), Thúc (叔) và Quý (季) theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Nhiều người lấy các chữ này làm họ. Trong số đó, họ Mạnh được biết tới nhiều nhất, và là họ của nhà hiền triết Mạnh Tử.
  7. Nghề nghiệp
    1. Chức vụ, như Sử (史, "sử gia"), Tịch (籍, "quan coi thư tịch"), Lăng (凌, "quan coi phòng băng"), Thương (倉, "người quản lý kho thóc"), Khố (庫, "người quản lý kho"), Gián (諫, "quan có phận sự can gián nhà vua"), Thượng Quan (上官, "quan cao cấp"), Thái Sử (太史, "sử quan cao cấp"), Trung Hàng (中行, "chỉ huy quân hàng giữa"), Nhạc Chính (樂正, "trưởng đoàn nhạc"), và trường hợp "Ngũ Quan" (五官) thời nhà ThươngTư Mã (司馬, "quan coi ngựa", giống như bộ trưởng quốc phòng), Tư Đồ (司徒, "chức quan tư đồ"), Tư Không (司空, "quan tư không", coi về nghề nghiệp), Tư Sĩ (司士, "quan thanh tra") và Tư Khấu (司寇, "quan tư khấu" coi việc hình);
    2. Tước hiệu quý tộc, như Vương (王), Hầu (侯), Hạ Hầu (夏侯, "tước Hầu thời nhà Hạ") và Công Tôn (公孫, "cháu người mang tước Công");
    3. Đến những nghề nghiệp thường được xem là có thứ hạng thấp hơn, như Đào (陶, "(thợ làm) đồ gốm"), Đồ (屠, "người làm nghề giết mổ súc vật"), Bốc (卜, "thầy bói"), Tượng (匠, "thợ thủ công"), Vu (巫], "đồng cốt") và Trù (廚, "đầu bếp").
  8. Các thành phần sắc tộc và tôn giáo: Các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc đôi khi lấy tên của dân tộc mình, Hán hóa nó, rồi chọn tên ấy làm họ, như Hồ (胡, "rợ Hồ"), Kim (金, "người Nữ Chân"), Mãn (滿, "người Mãn"), Địch (狄, "người Địch"), Hồi (回, "người Hồi") và Mộ Dung (慕容, họ người Tiên Ti). Nhiều người dân tộc Hồi theo Hồi giáo lấy họ Mã (馬), một họ lâu đời của người Hán, khi bắt buộc phải dùng họ người Hán thời kỳ Nhà Minh bởi vì âm của nó gần giống với âm tiết đầu tiên trong tên của nhà tiên tri Mohammad, hơn thế nữa, họ này cũng làm cho những người dẫn đầu đoàn lữ hành lạc đà cảm thấy thích hợp vì nghĩa đen của nó là "ngựa".[7]

Cải họ

Trong suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nhiều người đã cải họ bởi các nguyên nhân khác nhau.

Giai cấp thống trị thường ban họ cho sủng thần của mình, ví dụ, các hoàng đế nhà Hán thường ban họ Lưu (劉) của mình, nhà Đường thì ban họ Lý (李), và nhà Tống ban họ Triệu (趙).

Tuy nhiên, số khác thì lại tránh dùng họ giống với họ/tên người cai trị, ví dụ họ Sư () phải đổi qua họ Soái () để kiêng húy của Tư Mã Sư.

Số khác có thể đã đổi họ để thoát khỏi sự truy bắt của kẻ thù trong thời loạn lạc, như nhiều người họ Đoan Mộc (端木) đã phải đổi thành Mộc (木 hoặc 沐), họ Cung (共) bị đổi thành Cung (龔).

Họ người Hoa cũng có thể bị đổi bởi việc giản lược hóa chữ viết (họ Mạc ban đầu được viết là 幕, sau đổi thành 莫), hoặc chuyển từ họ kép sang họ đơn (Đoàn Can (段干) thành Đoàn (段)).

Cũng có trường hợp thay đổi do nhầm lẫn, hoặc do không hài lòng với họ đó (họ Ai (哀) với nghĩa "bi ai, sầu thảm" bị chuyển thành Trung (衷) với nghĩa "trung thực").[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ người Hoa http://www.nciic.com.cn/yewufanwei-rksu-mfcp2.htm http://english.peopledaily.com.cn/200411/19/eng200... http://blog.sina.com.cn/s/blog_486c0f6701000dsu.ht... http://blog.sina.com.cn/s/blog_5cc7bc89010100lx.ht... http://wuyilaoren.blog.163.com/blog/static/1652270... http://baike.baidu.com/view/33020.html http://sun-bin.blogspot.com/2005/12/chinese-and-ko... http://www.char4u.com/article_info.php?articles_id... http://www.csmonitor.com/1997/0306/030697.home.hom... http://news.eastday.com/c/20070424/u1a2791347.html